VẬT CHẤT VÀ LỰC

Vật Chất
và Lực

 

Giới thiệu
Bài 1What Is Matter and What Is Force ? The Theosophist số tháng 9-1882 rất có giá trị,  nó xác định công việc của HPB là đưa ra sự kiện bên cạnh khoa học vật chất còn có huyền bí học. Bàiđược viết để trả lời ý nói rằng điện là lực mà không phải là vật chất, và tác giả thực được biết là Chân sư K.H.Sau đây làphầntóm dịch.
...
Khoa học thực nghiệm nói chung thường giới hạn việc nghiên cứu và hiểu biết vào sự kiện quan sát được, và chỉ can dự vào những gì mà nó có thể thấy, ngửi hay nếm được, và để những chuyện khác cho ai nghiên cứu lãnh vực siêu hình. Họ thêm rằng tuy không thể theo dõi những phần nhỏ hơn của phân tử bằng mắt, nhưng họ có thể theo dõi nó bằng trí tuệ. Vậy họ có thể làm gì hơn huyền bí gia, nhà luyện kim tinh thần, các vị đạo sư ?  Trong khi họ xem xét sự việc bằng ‘trí tuệ’, vị đạo sư có thể dễ dàng xem xét sự phân chia này đến vô tận thành các phần nhỏ hơn của chất mà khoa học gia gọi là nguyên tố (thí dụ nguyên tử hydrogen, oxygen), và ngài theo dõi nó bằng trí tuệ tinh thần cộng thêm với trí tuệ vật chất của mình.
... Huyền bí học cho rằng điện là vật chất, còn ta nên nhớ rằng khoa học không gọi điện là một lực, mà chỉ là một trong nhiều dạng biểu lộ của lực; là một cách tác động hay chuyển động. Khoa học gia nhìn nhận rằng ‘thực ra khoa học không biết Lực là gì và Vật Chất là gì... ta không biết cơ cấu và tính chất của vật chất dù hữu cơ hay vô cơ... mà hai chữ này chỉ là cách phân biệt thuận tiện và không là gì hơn...’. 
Khoa học cũng không thể xác định chắc chắn là tới đâu thì lực bắt đầu và hết là vật chất... Làm sao họ biết là các nguyên tử tới phiên chúng lại không phải là những thể gồm nhiều phần mà khi phân tích tỉ mỉ hơn, không chừng có thể cho thấy có chứa đựng các hạt tiên khởi, phần vỏ bao bọc tia thanh nhẹ hơn, tia của Sự Sống, nguồn gốc của Điện, và vẫn là Vật Chất !
Khoa học gia nhìn nhận là họ không biết gì về
– Nguồn gốc của vật chất hay lực.
– Nguồn gốc của điện hay sự sống, và
– Hiểu biết của họ về phân tử tột cùng của chất vô cơ chỉ là rất ít oi
vậy tôi muốn hỏi các học viên của huyền bí học, với các bậc thầy thuộc khoa này có thể biết những bản chất mà giáo sư thuộc trường phái duy vật hiện thời không thể ‘thấy, ngửi hay nếm’, làm sao ta mong định nghĩa của khoa học về điều chi là Vật Chất và điều chi là Lực thì không sai chạy hay lầm lẫn ?
Họ có tìm ra được thuyết nào để thay cho thuyết Phlogiston không ? hay chứng minh được Lực, Vật Chất, Năng Lực, Lửa, Điện, Sự Sống là gì ? Thuyết  Phlogiston của Stahl về sự cháy bùng mà Aristotle và triết gia cổ Hy Lạp giảng dạy, không phải chỉ là chuyện tưởng tượng vu vơ dù Lavoisier bác bỏ và chỉ tổng quát hóa về nó; nhưng huyền bí gia vẫn giữ những điểm căn bản của khoa học cổ xưa rằng chữ phlogiston nói đến một tính chất của Akasha, và không có liên quan đến trọng lượng, điều thường được liên kết với mọi vật chất. Đối với chúng tôi nó là một nguyên lý, là bản chất xác định còn với Stahl và người khác họ xem nó là tinh chất không xác định và giống như chúng tôi, họ không cho đó là vật chất theo nghĩa của khoa học đương thời.( Thuyết Phlogiston do Johann Becher và Georg Ernst Stahl dùng hồi thế kỷ 17 nhằm giải thích việc vật chất cháy.  Nó cho rằng vật đốt cháy được vì có chứa 'tinh chất' gọi là phlogiston. Khi vật cháy thì phlogistonthoát ra vào không khí).
... Vật lý gia Thomas Young giải thích ánh sáng như là sóng, và ánh sáng chỉ là ấn tượng do các hạt vật chất có chuyển động sóng sinh ra trên võng mạc. Như thế ánh sáng, giống như nhiệt, chỉ giản dị là hình bóng, là cái bóng của vật chất chuyển động, là Không Gian, sự Chuyển Động và thời gian dài ngắn Duration vô tận, vĩnh cữu, vô biên, bản chất ba ngôi mà người hữu thần gọi là Thượng đế còn chúng tôi gọi là Nguyên tố Duy nhất; Tinh Thần - Vật Chất hay Vật Chất - Tinh Thần được mô tả bằng hình ảnh trừu tượng là tam giác đều chứa đựng bẩy tính chất.
... Khoa học gia chỉ mới tìm ra trạng thái thứ tư của vật chất  (là ether), còn huyền bí gia từ xa xưa đã thấu qua trạng thái thứ sáu, và do đó không nói tới mà BIẾT có trạng thái thứ bẩy hiện hữu là cái chót. Người TTH xưa cũng như nay, nhà luyện kim tinh thần, huyền bí gia luôn cho rằng không có gì gọi là ‘nhiệt’, ‘ánh sáng’, ‘âm thanh’, ‘điện lực’ và càng không thể có gì gọi là chân không trong thiên nhiên. Và nay kết quả việc nghiên cứu xưa cũng như nay hoàn toàn chấp thuận điều mà những người trên vẫn luôn khẳng định, là trong thực tế không có gì gọi là ‘tia hóa chất’, ‘tia sáng’ hay ‘tia nhiệt’. Không có gì ngoài năng lực phóng tỏa radiant matter, mà một khoa học gia trong tạp chí Scientific American giải thích là một loại chuyển động, sinh ra do rung động của một vật gì đó trong không gian giữa ta và mặt trời,  một vật chi đó mà do chưa hiểu được hoàn toàn ta gọi là ‘ether’ và có ở khắp nơi, ngay cả trong chân không của máy đo.
Nào, không cần phải nói cả mặt trời và ether đều là vật chất vậy thì mỗi tác động của chúng dù là nhiệt, ánh sáng, âm thanh, hay điện lực v.v. đều cũng phải là ‘một loại thể gì đó’, có nghĩa là vật chất. Nhưng trên thực tế Vật Chất là gì ? Chúng ta đã thấy khó mà có thể gọi điện là một lực, mà ta lại bị cấm gọi nó là vật chất nếu không muốn bị cho là không khoa học. Có người nói rằng điện không có trọng lượng vậy nó không thể là vật chất; nhưng các khoa học gia chưa đồng ý về điều này. Thí nghiệm cho thấy là điện chịu ảnh hưởng  của sức trọng trường và do vậy, phải có một trọng lượng. Lấy một sợi dây đồng thẳng với hai đầu cong xuống chấm vào thủy ngân, dây được treo ở giữa  bằng một sợi nối vào tay một cái cân tinh nhậy. Khi một dòng điện mạnh được cho chạy vào sợi dây qua thủy ngân, cánh tay cái cân nối vào sợi dây cho dù được một đối lực làm cân bằng vẫn chúc xuống, bất kể kháng lực sinh ra do sức nâng của thủy ngân.
Ai không đồng ý cho rằng việc cánh tay cái cân chúc xuống không liên quan gì đến sức trọng trường, mà đó là do luật về sự thu hút của những dòng điện; họ cũng nêu ra khám phá của Ampère là dòng điện chạy ngược chiều nhau sẽ đẩy nhau và có khi còn làm đẩy ngược lên sức trọng trường. Sự việc cho thấy câu hỏi chưa có trả lời, dầu vậy nó nêu lên vấn đề phụ là ‘luật về sức trọng trường’ là gì.
Khoa học gia ngày nay (cuối thế kỷ 19) cho rằng ‘sức trọng trường’ và ‘sự thu hút’ là hai chuyện phân biệt rõ ràng với nhau, nhưng có thể trong tương lai không xa lắm, thuyết của huyền bí gia nói rằng ‘luật về sức trọng trường’ thì chẳng khác gì ‘luật về thu hút và xô đẩy’ sẽ được chứng minh là đúng một cách khoa học. (Xin đọc Vị Chân Sư, PST 57 trang 37-8 về hiện tượng khinh thân).
Khoa học có thể gọi điện là một lực nếu muốn, mà chỉ khi xếp chung điện với ánh sáng và nhiệt mới thẳng thừng không gọi đó là lực, làm vậy thì hoặc khoa học bất nhất hay mặc nhiên chấp nhận rằng điện là ‘một loại vật chất’. Nhưng dù điện có trọng lượng hay không, không khoa học gia nào chịu nói rằng không có vật chất nào nhẹ tới độ không cân được với máy móc hiện đại của ta. Và điều này dẫn ta thẳng tới khám phá mới nhất, một trong những khám phá vĩ đại nhất của khoa học, tôi muốn nói đến ‘chất phóng tỏa’ của khoa học gia Crookes mà nay gọi là Trạng Thái Thứ Tư của Vật Chất.
Ta không cần nói nhiều về sự kiện ba trạng thái của vật chất đặc, lỏng và hơi thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái kia theo chuỗi liên tục về vật lý, nhưng điều quan trọng hơn cho chúng tôi - là huyền bí gia - là việc nhiều khoa học gia tài giỏi nhìn nhận trong nhiều bài viết khác nhau, về sự khám phá ra trạng thái thứ tư ấy của vật chất.
... Vậy nay khi nhà bác học Crookes đã thành công trong việc tinh chế chất hơi thanh nhẹ đến mức chúng ở trạng thái vật chất có thể được mô tả là siêu khí, và biểu lộ một loạt tính chất hoàn toàn mới, tại sao huyền bí gia lại bị chỉ trích khi xác định rằng vượt qua trạng thái siêu khí còn có những trạng thái khác của vật chất. Các trạng thái này thanh nhẹ tới mức ngay ở biểu lộ thô trược nhất của chúng như điện dưới tất cả những dạng biết được, đã làm khoa học gia mụ mị và gọi điện là một Lực !
Huyền bí gia bảo chúng ta rằng hiển nhiên là nếu sự mỏng mảnh của khí được tăng thêm như trong những chân không hoàn hảo nhất tạo được, con số phân tử có thể giảm đến mức khiến sự va chạm của chúng trong điều kiện thích hợp có thể thành rất ít, tới độ nếu so sánh với con số của khối lượng thì chúng không còn ảnh hưởng xác định đối với tính chất vật lý của chất được quan sát. Nói khác đi, huyền bí gia cho rằng ‘các phân tử bay lượn tự do nếu được để cho tuân theo luật về động lực học mà không có sự can thiệp lẫn nhau, sẽ không còn biểu lộ tính chất đặc biệt của trạng thái hơi, mà có một loại tính chất hoàn toàn mới’. Đó là Chất Phóng Tỏa. Và vượt xa hơn nữa là nguồn gốc của điện, vẫn là Vật Chất.
Nay nếu chúng tôi không đi quá đáng khi nhắc nhở bạn đọc là giáo sư Crookes đã khám phá ra trạng thái thứ tư của vật chất, và bác học Zollner tìm ra chiều đo thứ tư của không gian, cả hai là những người đứng đầu trong khoa học, thì không có gì là bất khả khi theo với thời gian sẽ có khám phá ra trạng thái thứ năm, sáu và ngay cả bẩy của vật chất, cũng như tìm ra là con người có bẩy quan năng (so với ngũ quan ta biết hiện nay), và rằng trọn thiên nhiên có tính thất nguyên, bởi ai có thể ấn định giới hạn cho những khả hữu của điều sau !
Nói về khám phá của mình, khoa học gia Crookes nhận xét rất đúng là hiện tượng mà ông nghiên cứu mở ra một môi trường thăm dò mới cho vật lý học, một thế giới mới, ‘một thế giới trong đó vật chất hiện hữu ở trạng thái thứ tư, nơi mà lý thuyết về ánh sáng như là những hạt (nay ta gọi là photon) là đúng, và nơi mà ánh sáng không luôn luôn đi theo đường thẳng, nhưng là nơi mà chúng ta không bao giờ có thể bước vào được và ta phải đành quan sát cùng thí nghiệm từ bên ngoài’.
Đáp lại điều ấy Huyền bí gia có thể nói, ‘nếu chúng ta không bao giờ có thể bước vào với ngũ quan của mình thì chúng tôi đã bước vào đó từ lâu và lại còn đi vượt xa khỏi đó, nhờ những quan năng tinh thần của chúng tôi và trong những thể tinh thần của chúng tôi’.
Và nay tôi xin chấm dứt bài quá dài với suy nghĩ sau. Người xưa không hề chế ra những huyền  thoại của họ. Ai quen thuộc với khoa biểu tượng học luôn luôn có thể tìm ra sự kiện khoa học dưới bề ngoài của óc tưởng tượng lạ lùng. Như thế ai chịu khó tìm hiểu chuyện ngụ ngôn về Electra theo hiểu biết về huyền bí học sẽ mau lẹ khám phá ra bản chất thực của Điện, và biết là điện muốn nói không gì khác hơn điều ta gọi là Lực hay Vật Chất vì nó là cả hai, và do đó theo nghĩa mà khoa học ngày nay gán cho nó thì cả hai chữ này có thể bị xem là không đúng....
Như  giáo sư Leconte nhận xét rằng:
-Nhiều khoa học gia tài giỏi nhất chế diễu việc dùng chữ sinh lực, vital force như là rơi rớt sót lại của lòng mê tín dị đoan, mà cũng chính những người ấy dùng chữ sức trọng trường, từ lực, hóa lực, điện lực v.v.
và không thể giải thích sự sống là gì, hay ngay cả điện là gì ... Hóa học chỉ cho ta thấy rằng mỗi nguyên tử, dù vô cơ hay hữu cơ trong thiên nhiên chịu ảnh hưởng của sự phân cực, dù đó là khối nguyên tử hay chỉ là một hạt nguyên tử, và chất trơ phản ứng với sức trọng trường, ánh sáng, nhiệt v.v. – tức có chứa điện tiềm ẩn, là điều mà hóa học vẫn khăng khăng dựa vào để phân biệt giữa vật chất hữu cơ và vô cơ, tuy cả hai do cùng một năng lực bí ẩn hằng tác động theo tiến trình huyền bí riêng của nó trong phòng thí nghiệm của thiên nhiên, trong kim thạch y như trong cây cỏ.
Vì vậy huyền bí gia nói rằng quan niệm triết lý về tinh thần, giống như quan niệm triết lý về vật chất, phải dựa trên chỉ cùng một căn bản về hiện tượng, và thêm rằng Lực và Vật Chất, Tinh Thần và Vật Chất hay Thượng Đế và Thiên Nhiên, tuy có thể xem như là hai cực đối nhau theo sự biểu lộ của chúng, nhưng theo bản chất và sự thật thì chúng chỉ là một, và rằng sự sống có trong một xác chết nhiều như trong một thể xác sống động, trong chất hữu cơ như chất vô cơ.
Ấy là tại sao trong khi khoa học vẫn còn tìm kiếm và sẽ còn tìm mãi cách giải quyết vấn đề ‘Sự Sống là gì ?’, huyền bí gia có thể không cần làm vậy, vì - với lý do đúng như lý do cho điều ngược lại - họ tuyên bố rằng Sự Sống dù ở dạng tiềm ẩn hay dạng sinh động, có ở khắp mọi nơi; rằng nó vô hạn và bất khả hư hoại như chính vật chất, vì điều này không thể hiện hữu mà không có điều kia, và rằng điện chính là bản chất và nguồn cội của chính Sự Sống. ‘Purush‘ không thể hiện hữu mà không có ‘Prakriti’, cũng như Prakriti hay vật chất mềm dẻo không thể là, hay hiện hữu mà không có Purush hay tinh thần, sinh lực, SỰ SỐNG.
Nói ngắn gọn Purush và Prakriti là hai cực của cùng một nguyên tố vĩnh cữu, và đồng nghĩa và là hai chữ hoán chuyển được cho nhau. Các thể của chúng ta như là những mô có tổ chức, quả thực là ‘một dàn xếp bất ổn các lực hóa học’ cộng thêm điện, linh động sôi nổi trong lúc sống, làm các phần tử phân ra lúc chết, biến chính nó thành một lực hóa học sau cái chết, và do vậy đã tái sinh trở lại thành điện lực hay sự sống trong mỗi hạt nguyên tử riêng biệt.
Thế thì dù ta gọi đó là Lực hay Vật Chất, nó vẫn sẽ mãi mãi là Proteus chất mềm dẻo có khắp nơi của vũ trụ, là nguyên tố duy nhất hay SỰ SỐNG, là Tinh Thần hay Lực khi là cực âm, và Vật Chất khi là cực dương; điều trước là Vật Chất - Tinh Thần, điều sau là Tinh Thần - Vật Chất, Vũ Trụ - Thiên Nhiên, là Schwabhâvat hay Vật Chất Bất Khả Hư Hoại.

Bài 2. Người tây phương do không thấu đáo các triết lý Á đông, thường lẫn lộn thuyết chuyển hồn Metempsychosis và thuyết tái sinh Reincarnation. Bài dưới đây giải thích sự khác biệt giữa hai thuyết đó, tóm lược từ Transmigration of the Life Atoms,The Theosophist, tháng 7-8, 1883.
....
Nói về tục ướp xác của người Ai Cập cổ, ta được cho biết là dù xác ướp đã được tẩm hóa chất nhưng từ 3.000 năm qua, nó vẫn liên tục phát ra những hạt nguyên tử không thấy được vào không gian từ khi thể xác chết đi, và những hạt nguyên tử này đi trở lại vào đủ mọi hình thái sống động. Đây là những hạt nguyên tử của thể xác và thể sinh lực. Chót hết, sau khi qua vô số lần chuyển dikhoảng trên dưới 3.000 năm, tất cả chúng một lần nữa tụ lại với nhau, tạo thành thân xác mới cho cùng linh hồn, như linh hồn đã mang thân xác hai hay ba ngàn năm về trước với cùng những hạt này. Linh hồn mãi mãi vẫn là vậy và hạt nguyên tử của những nguyên lý thấp (xác thân, và thể sinh lực) cũng là một, chúng tái tạo và tân tạo trong dòng sống luôn trôi chẩy, và được thu hút lại với nhau theo từ lực do ái tính của chúng, và một lần nữa cùng tái sinh với nhau. Đó là thuyết huyền bí chân thực của người Ai Cập.
Chữ ‘chân thực’ dùng ở đây là để phân biệt nó với những lý thuyết khác đưa ra về sau, và được người khác xem là đúng thực. Chỉ dạy huyền bí của giáo sĩ khi xưa trong đền thờ Ai Cập - là các bậc đạo đồ chân chính -  được che đậy rất kỹ; ta có triết thuyết chân truyền từ các đạo sư thuộc thánh điện bên trong, rồi đến chỉ dạy được ẩn dấu phần nào của giáo sĩ thuộc thánh điện bên ngoài, và sau chót là tôn giáo phổ thông cho quần chúng ít hiểu biết, thờ kính thú vật như là thiêng liêng. Bậc giáo sĩ đạt đạo dạy rằng:
- ... sự tan rã chỉ là nguyên nhân cho việc tái tạo ... không có gì hư hại mà đã từng hiện hữu nhưng vật xem ra bị hủy diệt chỉ để thay đổi tính chất và trở thành hình dạng khác.
Trong trường hợp của ta đang nói đây, triết thuyết Ai Cập về nguyên tử trùng hợp với chỉ dạy huyền bí của chúng tôi. Đây là ý mới mẻ và bởi không đầy đủ nên dễ sinh hiểu lầm. Ở đây sinh lực Prana là điều khác hẳn với nguyên tử mà nó làm sinh động. Nguyên tử là trạng tháivật chất thấp nhất hay đậm đặc nhất mà người chưa hiểu biết, còn vô minh đối với tính chất của nó, gọi đó là vật hữu hình giới hạn, nhưng chúng tôi xin gọi là vô hình vĩnh cữu.
Huyền bí gia nói rằng sự sống là năng lực vĩnh cữu có sẵn đó không được tạo ra, và trong vũ trụ vô hạn chỉ có nó tượng trưng cho điều mà vật lý gia gọi là luật liên tục continuity. Theo triết lý bí truyền sự sống ấy là năng lực duy nhất hiện diện trong muôn vàn hình thái rất đỗi khác nhau. Sự sống hằng có đó trong hạt nguyên tử hay vật chất dù hữu cơ hay vô cơ, có hay không có điều kiện, nhưng huyền bí gia không chấp nhận sự khác biệt ấy. Triết lý của họ dạy rằng sự sống có trong vật chất vô cơ cũng như hữu cơ; khi năng lực sống linh hoạt trong hạt nguyên tử thì nó có tính hữu cơ; khi năng lực tiềm ẩn hay ngủ say thì hạt nguyên tử có tính vô cơ. Thế nên chữ ‘nguyên tử của sự sống’ tuy về một mặt dễ gây hiểu lầm cho người đọc, thì nói cho cùng không phải là không đúng, vì huyền bí gia không nhìn nhận rằng có gì trong thiên nhiên lại có thể vô cơ, và họ không biết có gì là ‘hạt nguyên tử chết’, bất kể khoa học cho chữ ‘chết’ có nghĩa chi.
Điều gọi là luật về sáng tạo sự sống Biogenesis là kết quả của sự vô minh nơi con người về vật lý huyền bí. Nó được chấp nhận vì cho tới nay khoa học gia chưa tìm được cách để khơi dậy sự sống còn say ngủ trong vật mà họ gọi là hạt nguyên tử vô cơ; do vậy mới có ý là có vật chất chết trong thiên nhiên ! Nói theo cách ấy và để cho nhất quán ta cũng phải xếp con la vào cùng với vật chất vô cơ, vì nó không thể truyền giống, tiếp tụcsinh sản ra loàicủa mình và sinh ra sự sống.
Chúng tôi nhấn mạnh nhiều như thế về điều trên để trả lời ngay bất cứ phản đối nào trong tương lai về ý là xác ướp từ mấy ngàn năm qua có thể phát nguyên tử ra ngoài. Có lẽ nói rõ hơn thì đó là nguyên tử được sinh lực tiềm ẩn làm linh hoạt. Sinh lực này làm linh hoạt con người, thú vật, cây cỏ và ngay cả kim thạch, chắc chắn phải là lực bất khả hư hoại vì lực này là sự sống duy nhất, đây là hồn sống động khắp nơi và những hình thái khác nhau mà ta thấy trong thiên nhiên như đất đá, thảo mộc, cầm thú, tức những hạt nguyên tử tụ hợp, tất cả là những hình thức hay trạng thái qua đó lực này biểu lộ chính nó.
Lực có ởmọi chỗ, nó không thể nào vắng mặt,  nhưng giả dụ có trường hợp lực không linh hoạt trong một hòn đá, những phần trong vật sau sẽ lập tức mất tính kết hợp và đột ngột tan rã, lực khi ấy vẫn còn hiện diện trong mỗi phần của đá nhưng ở dạng tiềm ẩn. Khi lực bất khả hủy diệt này bị tách khỏi một nhóm nguyên tử, nó lập tức được nhóm khác thu hút về, điều ấy không muốn nói là lực bỏ rơi hoàn toàn nhóm đầu mà chỉ có nghĩa là nó chuyển lực sống, năng lực chuyển động sang một nhóm khác.
Chúng tôi phải xin độc giả lượng thứ là chúng tôi không phải là khoa học gia, do hoàn cảnh thúc đẩy phải đưa ra chút hiểu biết mà chúng tôi có, chúng tôi làm hết sức mình để giải thích sự việc theo khả năng có được. Tuy không có hiểu biết về các luật của Newton, chúng tôi chỉ dám nhận là có hiểu biết đôi chút luật huyền bí về sự chuyển động; và nay xin sang triết thuyết chuyển hồn Metempsychosis của người Ấn.
Triết thuyết ấy có căn bản đúng thật, thực tế thì nó là chân lý nhưng chỉ nói về hạt nguyên tử của con người và việc phát ra chúng, và không phải chỉ xẩy ra sau khi chết mà trong suốt đời họ. Hiểu như vậy thì hai câu sau trong kinh điển xưa của Ấn giáo:
– Mỗi hành động dù là trí tuệ, lời nói, hay thân xác, cho ra nhân quả tốt hay xấu; hành động của họ khiến có sự chuyển di của người (không phải linh hồn) qua những giai đoạn cao nhất, giữa hay thấp nhất.
– Kẻ giết người Brahman sẽ đi vào thân xác con chó, gấu, lừa, lạc đà, dê, trừu, chim v.v.
không muốn nói tới chân ngã con người mà chỉ nói đến những hạt nguyên tử của thể xác họ, của tam thể hạ và các dòng lực tỏa ra.
Người thuộc giai cấp Brahman đã bẻ cong ý nghĩa thật trong những câu này để làm lợi cho mình, họ áp dụng câu ấy một cách ích kỷ là chỉ riêng cho giai cấp họ, nhưng chữ ‘Brahma’ nói trên đúng ra không giới hạn chỉ vào những ai thuộc giai cấp này, mà ta phải hiểu nó theo nghĩa tinh thần. Brahman là giai cấp cao nhất trong bốn giai cấp của Ấn ngày xưa, còn theo nghĩa tinh thần thì nó muốn nói tới phần cao nhất trong cấu tạo con người là Atma.
Như vậy, diễn giải ra thì ai giết chết hay làm tàn lụi trong lòng mình ánh sáng của thiêng liêng Parabrahm, tức tách rời phàm ngã với Atma, trở thành kẻ giết người Brahman. Thay vì có được sự hòa hợp hai nguyên lý 5 (Manas, thượng trí) và 6 (Buddhi Bồ đề tâm) do sống đời đức hạnh với ước vọng tinh thần, hành động ác của họ khiến cho mỗi hạt nguyên tử thuộc ba nguyên lý thấp (xác, phách, prana) bị thu hút lôi cuốn vào những thể đang được tạo của thú hay người thấp kém, do ái tính gây ra bởi lòng tham, sân, si.
Đó là ý nghĩa thực của thuyết chuyển hồn. Việc những phần của người tụ lại trong nguyên tử nơi con vật hay luôn cả nguyên tử của thảo mộc tự nó không hề có ý gì là trừng phạt kẻ đó. Vì tự nhiên là không phải vậy. Mà đó là nguyên nhân được tạo ra, là hệ quả tự biểu lộ ra trong những lần tái sinh tới, trừ phi phàm ngã bị tiêu tán. Bằng không, từ nguyên nhân tới hệ quả, mỗi hệ quả tới phiên chúng thành nguyên nhân và tất cả chạy theo vòng tái sinh, để rồi động lực chỉ ngưng lại khi cuộc tiến hóa ngưng nghỉ, bước vào giai đoạn Pralaya.
Dù có ý nghĩa bí truyền như vậy, ngay cả lời của bậc cao cả nhất và đáng kính nhất trong tất cả tôn sư, là Phật Thích Ca, cũng bị hiểu lầm, bẻ cong và chê bai theo cùng cách. Hình thức chuyển hồn thấp nhất lẫn cao nhất đề cập tới trong kinh Phật đều không được hiểu mấy, và có chuyện thuật là ngày kia đức Phật chỉ tay vào một cây chổi nói với các tỳ kheo, ‘Khi trước nó là chú tiểu quên quét chánh điện, do vậy nay tái sinh thành cây chổi (!)’; làm cho bậc sáng suốt nhất trong các nhà hiền triết của thế giới bị chê trách là đầy mê tín dị đoan ngu ngốc. Nhưng trước khi chê bai, sao ta không tìm hiểu ý nghĩa thật của lời nói bóng bẩy đó ? Tại sao ta xét đoán trước khi hiểu chuyện ?
Phải chăng dòng từ lực là, hay không là, một điều chi đó, là chất liệu, vô hình không thể nghĩ bàn ? Nếu ai thông thái phản đối việc ánh sáng, nhiệt và điện bị xem là không thể nghĩ bàn, và vạch ra là mỗi hiện tượng này cần được xem như là thực tại hữu hình như vật chất, thì chúng tôi có quyền nhiều hơn trong việc xem dòng từ lực phát sinh từ người sang người, hay ngay cả từ người sang cái gọi là vật bất động.
Nói rằng dòng chất lỏng này là một loại năng lực phân tử như nhiệt, thí dụ vậy, thì chưa đủ, bởi nó còn hơn là vậy bội phần. Ta được dạy là nhiệt được sinh ra bất cứ khi nào năng lực hữu hình được chuyển thành năng lực phân tử, và có thể được sinh ra từ bất cứ chất nào gồm nguyên tử vô cơ, còn dòng từ lực phát ra từ cơ thể người sống động là chính sự sống. ‘Quả thực dó là nguyên tử của sự sống’, là vật mà con người trong nỗi si mê mù quáng đã phát ra không ý thức, và họ làm vậy hữu hiệu y như ai hữu ý truyền từ lực từ mình vào vật nào khác, do ý chí của họ.
Có người đứng dưới một cây hay gần đó, hay kế sát hòn đá và nẩy cảm xúc mạnh mẽ như cơn phẫn nộ hay lòng đau khổ v.v.; và mấy ngàn năm sau, kẻ nào có khả năng linh thị psychometry thấy lại họ, và ghi nhận được xúc cảm của họ từ một mảnh nhỏ của cái cây hay hòn đá mà ngườiấy đã chạm vào. Hãy cầm bất cứ vật gì  trong tay bạn và nó sẽ nhiễm những hạt nguyên tử sống của bạn, những hạt đi ra hay đi vào thể của ta vào mỗi giây phút trong đời ta. Nhiệt của thân xác chỉ là những hạt nguyên tử sống trong chuyển động phân tử. Ta không cần có hiểu biết của vị đạo sư, mà chỉ cần có khả năng thông nhãn để thấy chúng đi ra đi vào, từ người sang vật và ngược lại như tia lửa mầu xanh.
Như vậy thì tại sao cây chổi, là cỏ bó lại, nhiều phần mọc ở gần chùa nơi chú tiểu biếng nhác sống, không chừng đã được chú đụng chạm vào trong lúc giận dữ, sinh ra do tính lười biếng của mình và sự chán ghét bổn phận; tại sao một lượng hạt nguyên tử sống của chú lại đã không chuyển vào chất liệu của cây chổi tương lai, và được đức Phật nhìn ra là nằm trong đó, do quyền năng siêu phàm (không phải siêu nhiên) của ngài ? Diễn tiến của thiên nhiên là những hành động vay mượn và hoàn trả xảy ra không ngớt.
Kẻ duy vật hoài nghi sẽ không chấp nhận ý này mà hiểu mọi việc theo nghĩa đen, hiểu từng chữ một. Ai cười chê câu chuyện này về lời của đức Phật hãy so sánh nó với chuyện trong kinh thánh tức là chỉ dạy của đức Chúa. Khi các đệ tử hỏi ‘Ai có tội, người này hay cha mẹ họ, làm họ sinh ra bị mù ?’, họ được trả lời là ‘Người mù không có tội mà cha mẹ họ cũng không, nhưng là để việc làm của Thượng đế được biểu lộ qua họ.’ (John, 9.2-3). Nào, câu nói của đức Phật ít nhất có nghĩa khoa học cho ai là huyền bí gia, cho dù nó không có nghĩa rõ ràng cho người trung bình; còn câu trả lời (không chừng viết mấy trăm năm sau) mà kẻ thiếu hiểu biết và cuồng nhiệt gán cho đức Chúa, lại càng không có ý nghĩa bí truyền mà nhiều câu khác của ngài chứa đựng.
Lời dạy này được gán là của ngài là lời khinh mạn báng bổ Thượng đế của người Thiên Chúa giáo mà lẽ ra không nên có, vì nó hàm ý rõ ràng là để biểu lộ quyền năng của mình làm vui, Thượng đế đã cay nghiệt khiến người vô tội chịu một đời mù lòa tăm tối.
Để kết luận câu trả lời quá dài của chúng tôi, các nguyên lý thấp nói ở trên là 1, 2 và 3. Chúng không thể gồm luôn Kamarupa - thể tình cảm, vì ‘rupa’ này thuộc về nguyên lý ở giữa mà không thuộc về các nguyên lý thấp. Nếu hỏi thêm rằng ‘Những hạt nguyên tử của nguyên lý 4 (thể tình cảm) và 5 (thể trí) cũng tái hợp sau khi qua nhiều chuyển di để tạo trở lại thể tình cảm và hạ trí của kiếp sau hay không ?’, chúng tôi sẽ thưa là  ‘Có.’ Lý do chúng tôi cố gắng giải thích triết thuyết ‘hạt nguyên tử của sự sống’ chính là có liên quan đến câu hỏi chót này, và với chủ ý đưa ra một manh mối đáng kể hơn. Dầu vậy hiện thời chúng tôi chưa được tự do đưa ra thêm chi tiết.